Vải thun poly là gì? Làm thế nào để phân biệt vải poly và vải PE? Đây chắc chắn là câu hỏi khiến cho khá nhiều bạn tò mò. Trên thực tế, vải poly và vải PE khá giống nhau khiến cho nhiều người lầm tưởng đây là cùng một vải. Tuy nhiên, về cơ bản loại vải này lại có sự khác biệt riêng mà người dùng khó phân biệt được. Cùng Vải Thun Thu Yến tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!
Vải thun poly là gì?
Vải thun poly là gì? Loại vải này được dệt từ sợi polyester tổng hợp, có nguồn gốc từ dầu mỏ. Để tạo ra cấu trúc sợi polyester, các nhà khoa học đã phải thực hiện rất nhiều phản ứng hóa học giữa acid và rượu công nghiệp. Từ đó, tạo thành sợi poly để dệt lên vải thun poly.
Sợi polyester được phân chia làm 4 loại khác nhau, đó là:
- Sợi filament.
- Sợi fiberfill.
- Sợi xơ.
- Sợi thô.
Vải thun poly được sử dụng khá phổ biến hiện nay và ứng dụng trong nhiều lĩnh vực đời sống phải kể đến như:
- Sử dụng để may quần áo, vải công nghiệp.
- Làm vật liệu cách nhiệt, chống cháy.
- Sử dụng trong trang trí nội thất như: làm chăn drap gối nệm, rèm cửa, bọc ghế,…
Loại vải này có khá nhiều ưu điểm nổi bật đáp ứng nhu cầu sử dụng của người dùng. Khi được sử dụng làm quần áo, đồ trang trí nội thất, vải thun poly phát huy đầy đủ tính năng nổi bật và cần thiết. Nhờ đó mang đến trải nghiệm tuyệt vời cho người dùng.
Lịch sử ra đời vải thun poly
Chất liệu vải thun poly được phát minh ra trong phòng thí nghiệm vào cuối năm 1930 bởi DuPont. Cho đến năm 1930 – 1941, các nhà khoa học người Anh đã bắt đầu mở ra những cuộc nghiên cứu sâu hơn về chất liệu này và bước đầu áp dụng loại vải này trong sản xuất may mặc.
Cho đến cuối năm 1946, Dupont đã mua bản quyền sản xuất sợi polyester tại Mỹ. Theo đó, ông bắt đầu tiến hành thương mại hóa loại sợi này vào những năm 1951 với tên gọi là “Dacron”. Từ đây, loại vải này ngày càng trở nên phổ biến và được nhiều người đón nhận.
Cho đến hiện nay, với công nghệ ngày càng phát triển, trên thị trường xuất hiện 2 dạng sợi polyester được sử dụng phổ biến đó là:
- Polyethylene Terephthalate (PET).
- Poly – 1, 4-cyclohexylene-dimethylene terephthalate (PCDT).
Trong đó, sợi PET được sử dụng phổ biến hơn bởi có tính ứng dụng cao và độ bền tốt hơn so với sợi PCDT. Ngoài ra, sợi PET được sử dụng riêng để dệt vải thun poly hoặc có thể kết hợp pha trộn với nhiều loại sợi khác để gia tăng độ bền, tính đàn hồi, chống nhăn và chống bám bẩn của vải.
Cách phân biệt vải thun poly và vải PE
Làm thế nào để phân biệt vải thun poly và vải PE? Trên thị trường, cả vải thun poly và vải PE đều được sử dụng phổ biến trong sản xuất may mặc, cụ thể đó là may quần áo, đầm váy, làm đồng phục nhân viên, may rèm cửa, chăn drap gối nệm,…
Mặc dù, về cơ bản 2 chất liệu này đều giống nhau. Tuy nhiên, chúng vẫn có những đặc điểm khác biệt nhất định. Cách phân biệt vải thun poly và vải PE như sau:
Điểm giống nhau của vải thun poly và vải PE
Vải thun poly và vải PE đều được làm từ sợi polyester nhân tạo nên có tính chất vật lý tương tự như sau:
- Bề mặt vải nhẵn bóng, tính thẩm mỹ cao.
- Độ bền sử dụng cao trong suốt thời gian dài.
- Rất ít khi bị thấm nước.
- Khả năng chống nhăn, chống bám bẩn tốt.
- Cả 2 loại vải đều có khả năng chống vi khuẩn, nấm mốc được đánh giá cao.
- Được sử dụng để may quần áo thời trang.
Điểm khác nhau giữa vải thun poly và vải PE
Bên cạnh sự giống nhau về tính chất vật lý, vải thun poly và vải PE cũng có những điểm khác biệt như sau:
- Khác nhau về độ dài sợi: Vải thun poly được dệt từ những sợi xơ dài vô tận. Vải PE thì được làm từ sợi xơ ngắn. Điều này cho thấy kết cấu vải sẽ khác nhau.
- Khác nhau về bề mặt vải: Bề mặt vải thun poly và vải PE khác nhau. Bề mặt vải thun poly trơn bóng và không có lông. Sau thời gian sử dụng cũng sẽ không bị đổ lông. Đối với vải PE thì bề mặt sẽ có gợn lông nhẹ. Khi sử dụng thời gian dài sẽ dẫn đến hiện tượng đổ lông, vón cục.
Khác nhau về giá thành: So với vải PE, vải thun poly có giá thành cao hơn một chút. Lý do là vì quy trình xử lý sợi poly sẽ tốn nhiều công đoạn hơn và cách dệt cũng khác hơn nên giá thành cũng vì thế mà tăng lên.
- Độ mát mẻ: Do cách dệt nên vải thun poly khi mặc sẽ mang cảm giác mát mẻ hơn so với vải PE. Tuy nhiên, nếu vải poly bị xước sẽ trông rõ và nặng hơn so với vải PE. Vì vậy, bạn hãy chú ý bảo quản cẩn thận.
Trên đây, bạn đã biết những thông tin hữu ích về vải thun poly và cách phân biệt vải poly và vải PE. Vải poly hiện được sử dụng phổ biến hơn đặc biệt trong lĩnh vực may mặc.
CƠ SỞ SẢN XUẤT VẢI THUN THU YẾN
- Địa chỉ: 32/5 Phan Sào Nam, P.11, Q.Tân Bình, Tp.HCM
- Kho hàng Vải thun Thu Yến: 32/45 Phan Sào Nam, P. 11, Q. Tân Bình, Tp.HCM
- Email: thuyentextile@gmail.com
- Thông tin liên hệ
- Hotline/Zalo: 0917 44 66 44 (A. Quất)
- Hotline: 0909 963 173 (C. Yến)
- Website: https://vaithunthuyen.com/